Bắc Giang: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Ngày đăng:23-02-2023
Ngày 21/2/2023, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND thực hiện Đề án số 201/ĐA-UBND ngày 14/7/2020 của UBND tỉnh về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2020-2025” năm 2023.
Đồng chí Dương Văn Thái, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Bằng khen cho đại diện các tập thể tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 (khoá XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Kế hoạch nhằm tiếp tục tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nội dung công tác trọng tâm, nhiệm vụ và giải pháp mà Đề án số 201 đã đề ra. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục (CQDNCSGD) và lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an tỉnh về nhiệm vụ công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự (ANTT); công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tạo cơ sở, niềm tin để Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Quân đội nhân dân, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ CQDNCSGD, dân phòng và các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Bám sát thực tiễn, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo lộ trình thực hiện đã đề ra trong Đề án số 201; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 1 triển khai thực hiện Đề án số 201; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Theo đó, Kế hoạch đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm gồm: Tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ANTT, đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tạo cơ sở, niềm tin để Nhân dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành Công an về nhiệm vụ bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, lĩnh vực.
Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.
Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường, thị trấn, CQDNCSGD đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và “Không có tệ nạn ma túy”; xây dựng xã, CQDNCSGD kiểu mẫu về ANTT; phường, thị trấn kiểu mẫu về ANTT và đô thị văn minh; công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội; thực hiện tiêu chí ANTT trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quan tâm xây dựng lực lượng nòng cốt; công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn; đánh giá, phân loại phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ phục vụ đánh giá, xếp loại người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng CQDNCSGD và thủ trưởng Công an huyện, thành phố, cán bộ Công an phụ trách địa bàn…