Tích cực, chủ động tham mưu chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ, góp phần quan trọng giáo dục lịch sử cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ trên địa bàn huyện Yên Dũng
Ngày đăng:29-12-2021
Những năm qua, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Dũng luôn chủ động, tích cực tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân về lịch sử truyền thống của địa phương; bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và thúc đẩy công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Ảnh minh họa
Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, hằng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ ở các cấp trong Đảng bộ, nhất là cấp cơ sở. Năm 1993, huyện đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ huyện; năm 2008 huyện tái bản lần thứ 2 và năm 2015 huyện tái bản lần thứ 3; Cuốn “Yên Dũng - Một miền đất học” được tái bản lần 2. Đối với các xã, thị trấn, tính đến năm 2004, toàn bộ 25/25 xã, thị trấn (một số xã chưa sát nhập về thành phố Bắc Giang) đã hoàn thành xuất bản và phát hành lịch sử đảng bộ địa phương. Đến năm 2020 đã có 11/21 xã, thị trấn và 03 đảng bộ cơ quan tái bản từ 01 đến 03 lần.
Trước yêu cầu nghiên cứu, hoạch định chính sách trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế- xã hội; giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nắm rõ hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống quê hương Yên Dũng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Dũng đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 12a-KH/HU ngày 29/01/2021 về biên soạn, xuất bản công trình “Địa chí huyện Yên Dũng”. Đến nay, Công trình đã qua 03 lần dự thảo và dự kiến tổ chức Hội thảo lần 1 trong tháng 01/2022. Trong năm 2021, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo 07/07 xã đã xuất bản lịch sử đảng bộ được trên 10 năm thực hiện việc tái bản theo quy định.
Công tác tuyên truyền lịch sử đảng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là giới trẻ được các cấp, ngành, các địa phương thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quảbằng nhiều hình thức. Trước hết, việc tuyên truyền giáo dục lịch sử địa phương được thực hiện qua tuyên truyền miệng; lồng ghép tại các hội nghị thông tin báo cáo viên; dịp các ngày lễ, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và địa phương. Riêng trong năm 2021, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã phối hợp với Huyện đoàn tổ chức được 03 hội nghị lồng ghép tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021) với trên 2.000 học sinh tham dự; phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức 05 buổi tại 05 trường Tiểu học, THCS. Chỉ đạo Trung tâm Chính trị huyện tổ chức tốt việc giảng dạy lịch sử địa phương tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng; các trường học đưa chương trình lịch sử địa phương vào giảng dạy. Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Hội thảo “Trao đổi thông tin về hoạt động của Tiểu đoàn 61 trên địa bàn huyện Yên Dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”.
Trong cuộc thi sáng tác mẫu Biểu trưng (logo) huyện Yên Dũng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử truyền thống của huyện đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân thiết kế nên các tác phẩm thể hiện đặc trưng riêng của vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa và quá trình đổi mới, hội nhập, phát triển của huyện Yên Dũng. Kết quả, sau hơn 02 tháng phát động, Ban tổ chức Cuộc thi đã tiếp nhận được 82 hồ sơ dự thi với tổng số 166 tác phẩm dự thi của các tác giả đến từ 08 tỉnh, thành phố trong nước. Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn được 01 tác phẩm xuất sắc nhất làm Logo của huyện, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và vùng đất Yên Dũng cũng như in ấn trên các tạp chí, sách báo, tập san, các tặng phẩm của huyện.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử địa phương được đẩy mạnh thực hiện qua internet và mạng xã hội. Hiện nay, Cổng thông tin điện tử huyện, các fanpage, group, tài khoản mạng xã hội…của các tổ chức đảng, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã đăng tải, chia sẻ khối lượng lớn tin, bài, hình ảnh về lịch sử Đảng, lịch sử địa phương, thu hút được đông đảo người dân truy cập, nhất là thế hệ trẻ.
Từ kết quả công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ và tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân và thế hệ trẻ trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Dũng rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, đầu tiên phải giải quyết vấn đề về mặt nhận thức. Nếu cấp ủy Đảng có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác tácnghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng và tuyên truyền giáo dục lịch sử cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻthì sẽ có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thiết thực và hiệu quả; trực tiếp chăm lo kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh công tác này. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy nơi nào cấp ủy thiếu quan tâm, buông lỏng sự chỉ đạo thì nơi đó công tácnghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng và tuyên truyền giáo dục lịch sử hiệu quả thấp. Ngược lại, nơi nào cấp ủy sát sao, có trách nhiệm trong việc chỉ đạo thì nơi đó công tác trên đạt hiệu quả cao.
Hai là, các địa phương, đơn vị tăng cường số hóa và đưa tác phẩm lên mạng Internet, nhất là các fanpage, nhóm zalo của ngành, địa phương, đơn vị để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp cận, nghiên cứu, tham thảo, phát huy giá trị, hiệu quả của tác phẩm.
Ba là chú ý rà soát, bổ sung, điều chỉnh chế độ chi phục vụ công tác biên soạn, thẩm định công trình lịch sử cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phải thật sự coi trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này. Trong việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử cần thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tiến hành,coi trọng các phương pháp truyền thống, đồng thời chú trọng và từng bước hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền và giáo dục lịch sử đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ trên địa bàn huyện./.